Bánh tráng có nguồn gốc từ đâu?

Bánh tráng là một trong những món ăn vặt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Những quầy bánh tráng di động, cửa hàng bánh tráng mọc lên ở khắp mọi nơi. Đặc biệt là ở các khu quanh trường đại học. Bánh tráng được chế biến dưới rất nhiều cách khác nhau chứ không chỉ riêng về ăn vặt. Vậy bánh tráng có nguồn gốc từ đâu? Cách làm bánh tráng như thế nào? Mời các bạn cùng Cơm Tấm Hướng Dương theo dõi bài viết dưới đây.

Bánh tráng có nguồn gốc từ đâu?

Bánh tráng là món ăn quen thuộc được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Món ăn này được chế biến với rất nhiều các khác nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về món ăn này, trước tiên bạn cần phải trả lời được câu hỏi “bánh tráng có nguồn gốc từ đâu?”.

Bánh tráng là một món ăn có nguồn gốc từ miền Nam. Ở miền Bắc, món ăn này thường được gọi là bánh đa. Người miền Trung họ sẽ gọi giống với miền Nam, là bánh tráng. Tùy vào từng vùng miền mà tên của món ăn sẽ khác nhau. Tên gọi này xuất phát từ chính công thức để chế biến. Để có thể tạo ra một chiếc bánh tráng thơm ngon, bạn phải trải qua một công đoạn quan trọng đó là tráng án.

 

Bánh tráng có nguồn gốc từ đâu?

Nguyên liệu chính để làm nên món bánh tráng này chính là bột gạo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu khác để làm bánh tráng. Bạn chỉ cần đem bột gạo pha lẫn với nước theo một tỷ lệ nhất định. Có thể trộn thêm với một số nguyên liệu khác như: bột ngô, đậu xanh. Đem hỗn hợp vừa trộn được đi tráng án sẽ tạo ra được thành phẩm là những chiếc bánh tráng vô cùng thơm ngon. Ở một số vùng miền, để bánh tráng được thơm ngon, phù hợp với khẩu vị ăn uống hơn, người ta có thể sử dụng thêm một số thành phần khác như: mè, tỏi,…

Cách làm bánh tráng như thế nào?

Sau khi giải đáp được thắc mắc “bánh tráng có nguồn gốc từ đâu?” thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các bước để có thể tạo nên một chiếc bánh tráng nhé. Cách làm bánh tráng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước làm bánh tráng mà bạn có thể áp dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Trộn bột với nước theo một tỷ lệ thích hợp. Có thể thay nước bằng bất kỳ một loại thực phẩm nào mà bạn cảm nhận thấy nó có khả năng làm mềm bột và có thể tráng bánh.
  • Bước 2: Chuẩn bị nồi tráng bánh. Chuẩn bị một nồi nước, đun sôi. Lấy một tấm vải sạch căng lên thành nồi để làm vỉ tráng bánh. Dùng gáo múc bột đổ lên tấm vải. Khi rưới bột lên tấm vải phải rưới theo hình tròn và tráng thật nhanh tay để tạo hình cho bánh.
  • Bước 3: Đậy vung và đợi khoảng 10 giây để bánh chín.
  • Bước 4: Sau khi bánh chính, lấy cán để lột bánh ra, để bánh trên một chiếc vỉ tre và đem đi phơi nắng. Sau khoảng 1 ngày, chúng ta đã tạo ra được thành phẩm là những chiếc bánh tráng thơm ngon. Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau rồi.

Một số món ăn ngon với bánh tráng

Ngoài việc ăn bánh tráng trực tiếp, đúng vị, hiện nay mọi người còn cực kỳ sáng tạo, chế biến bánh tráng thành nhiều món ăn khác nhau. Một số món ăn thơm ngon với bánh tráng có thể kể đến như:

Bánh gạo Tokbokki

Bánh tráng có nguồn gốc từ đâu? Các món ăn ngon được làm từ bánh tráng? Đây là một trong những món ăn ngon từ bánh tráng cực hot trong mùa dịch. Từ những chiếc bánh tráng khô, chúng ta có thể chế biến thành những chiếc bánh gạo Tokbokki mềm dẻo, thơm cay, mang hương vị đặc trưng của Hàn Quốc.

Bánh gạo Tokbokki

Cách chế biến món ăn này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần nhúng bánh tráng vào nước, sau đó cho ra đĩa, đợi khoảng 3 phút thì tiến hành cuộn tròn lại. Dùng dao cắt bánh tráng vừa cuộn thành những miếng nhỏ sao cho vừa ăn. Yếu tố quyết định sự thơm ngon của món ăn này chính là nước sốt. Trộn các nguyên liệu như: tương cà, tương ớt, bột ớt Hàn Quốc, bơ, nước và gia vị, đun sôi. Khi sốt sôi thì đổ bánh vào, đun lửa nhỏ 3 phút là có thể thưởng thức.

Bánh tráng trộn

Đây là một trong những món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Cách làm món ăn này cũng rất đơn giản. Cắt những chiếc bánh tráng nguyên bản thành những sợi nhỏ vừa ăn. Chuẩn bị thêm một số nguyên liệu để ăn kèm như: xoài xanh, tôm khô, ruốc khô, trứng cút luộc, khô bò, đậu phộng, rau răm và sa tế, nước cốt tắc. Trộn tất cả các nguyên liệu trên với phần bánh tráng vừa cắt sợi. Đợi khoảng 2-3 phút bánh tráng mềm ra là bạn có thể thưởng thức rồi.

Bánh tráng nướng

Đây là món ăn có nguồn gốc từ Đà Lạt, cũng được rất nhiều người yêu thích. Bánh tráng sẽ được nướng bằng than hoa. Đặt bánh tráng lên vỉ, sau đó phết bơ, đập trứng sau đó cũng phết đều lên bề mặt của bánh tráng. Cho thêm lên bánh tráng một số loại topping như: trứng cút, xúc xích, khô bò, mỡ hành, tương ớt, sốt, tương cà. Nướng bánh trong khoảng 2-3 phút, khi ngửi thấy mùi thơm là bạn có thể thưởng thức.

Bánh tráng cuốn

Bánh tráng có nguồn gốc từ đâu? Có thể chế biến bánh tráng thành món ăn nào? Một cách để chế biến bánh tráng vừa ngon vừa đơn giản, dễ thực hiện nữa là làm bánh tráng cuốn. Ngoài bánh tráng bạn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu như: tôm khô, xoài xanh, trứng cút luộc, bò khô, rau răm. Bánh tráng bạn xịt thêm một chút nước cho bánh tráng mềm dẻo. Sau đó cho lần lượt các loại nguyên liệu vừa chuẩn bị vào, sau đó cuộn chặt tay. Cắt phần bánh tráng vừa cuốn thành những miếng vừa ăn. Món bánh tráng cuộn sẽ ngon nhất khi được chấm cùng nước cốt me và nước cốt tắc.

Bánh cuốn

Ngoài những món ăn trên thì bánh tráng còn được sử dụng để chế biến nên một món ăn quen thuộc nhưng cũng độc lạ là bánh cuốn. Cách chế biến món ăn này cũng vô cùng đơn giản. Chuẩn bị một chiếc thau nhỏ, có kích thước to hơn chiếc bánh tráng. Cho vào thau một chút dầu ăn hoặc giấm gạo. Lần lượt nhúng từng chiếc bánh tráng vào thau để bánh tráng được mềm ra.

Bánh cuốn

Còn về phần nhân bánh, bạn xào thịt băm với mộc nhĩ, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Khi thịt chín thì cho thêm một chút hành lá. Rải phần nhân này lên những chiếc bánh tráng vừa làm ướt. Cuộn chặt lại sau đó đem đi hấp hoặc quay lò vi sóng là có thể thưởng thức rồi.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “bánh tráng có nguồn gốc từ đâu?” và cách làm bánh tráng đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên của Cơm Tấm Hướng Dương sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về nguồn gốc của bánh tráng, biết cách chế biến bánh tráng với nhiều món ăn khác nhau để mời gia đình, bạn bè cùng thưởng thức. Chúc các bạn thành công!

Cơm tấm Hướng Dương

  • Địa chỉ: 20-22-24 Phan Đình Phùng, Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang
  • Hotline: 0296 3847 575
  • Fanpage: Cơm tấm Hướng Dương
  • Website: https://comtamhuongduong.com/
Chia sẻ: