Bạn đã biết tại sao gọi là bún thang?

Bún thang là một trong những món ăn đặc sản của Hà Nội được rất nhiều người yêu thích, bao gồm cả khách trong nước và quốc tế. Với hương vị đậm đà, nước lèo ngọt thanh. Bún thang khiến cho bất kỳ thực khách nào khi thưởng thức xong đều nhớ mãi không quên. Tuy nhiên, không ít người có chung một thắc mắc rằng tại sao lại gọi là bún thang? Cách nấu bún thang chuẩn vị nhất như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!

Tìm hiểu về bún thang

Bún thang là một trong những đặc sản nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Để có thể hoàn thành một bát bún thang thơm ngon, tròn vị phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ và kỳ công. Tất cả các nguyên liệu cần phải được sơ chế và chế biến đúng cách thì phần nước dùng mới có độ trong và độ thơm ngon. Mắm tôm là một nguyên liệu đặc trưng, tạo nên một nét hương vị rất riêng cho món ăn này.

Tìm hiểu về bún thang

Theo truyền thống của ông bà ta, món bún thang thường được nấu vào ngày mùng bốn Tết. Ba ngày đầu tiên của năm mới, thưởng thức nhiều món ăn nhiều chất béo như: thịt kho, bánh chưng, thịt gà,… Sẽ khiến cho mọi người bị ngấy. Lúc này, một bát bún thang thanh thanh, tròn vị sẽ là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Hiện nay, bún thang đã có mặt ở rất nhiều nhà hàng, quán ăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, bún thang Hà Nội vẫn giữ một hương vị riêng, không trộn lẫn, thơm ngon và chuẩn vị. Vậy tại sao lại gọi là bún thang? Cùng cơm tấm Hướng Dương theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm thông tin về món ăn này nhé!

Tại sao lại gọi là bún thang

“Tại sao lại gọi là bún thang?”, mặc dù đã thưởng thức món ăn này nhiều lần. Nhưng nhiều người vẫn có chung thắc mắc về tên gọi của món ăn này. Thật ra, tên gọi của bún thang bắt nguồn từ một câu chuyện. Vào ngày tết, một người phụ nữ khi thấy các món ăn còn dư lại quá nhiều. Người phụ nữ này đã sử dụng tất cả những nguyên liệu còn dư đó, kết hợp với nhau để tạo ra một bát bún thang. Bởi “thang” có nghĩa là cần nhiều yếu tố để tạo thành. Đây chính là nguồn gốc của tên gọi “bún thang”, nó được sử dụng và lưu truyền đến tận bây giờ.

Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến khác về nguồn gốc của tên món ăn này. Trong tiếng Hán, “thang” có nghĩa là canh. Đây là món bún được tạo nên từ canh (ta hay gọi là nước dùng, nước lèo) và một số nguyên liệu khác. Chính vì vậy, món ăn này được đặt tên là bún thang. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ một nguồn gốc nào thì bún thang vẫn là một món ăn thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Để lại ấn tượng khó quên đối với người thưởng thức.

Cách nấu bún thang đúng chuẩn nhất 2023

Bún thang là một món ăn đòi hỏi sự kỳ công và tỷ mỉ. Để bát bún thang được thơm ngon, tròn vị thì khâu lựa chọn nguyên liệu có vai trò vô cùng quan trọng. Các nguyên liệu phải tươi ngon thì khi chế biến, món ăn này mới có mùi thơm và thêm phần hấp dẫn.

Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm món này, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau (khối lượng của từng nguyên liệu. Bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào sức ăn và số lượng người ăn)

Cách nấu bún thang đúng chuẩn nhất 2023

  • Xương ống heo: đây là nguyên liệu quyết định đến độ ngọt của nước dùng. Khi chọn xương ống. Bạn nên lựa chọn xương có màu tươi, đặc biệt là không có mùi. Dùng 500 gram xương ống sẽ nấu được khẩu phần cho khoảng 4-5 người ăn
  • Gà ta: Để bát bún được ngon nhất thì nên chọn gà ta, chọn những con có da màu vàng nhạt, tươi, trên da không có nhiều vết.
  • Chả lụa: loại chả để nấu bún thang ngon nhất là loại chả bên ngoài màu vàng tự nhiên. Bên trong mềm mịn, cần mua khoảng 200 gram chả lụa.
  • Bún: bún thang ngon nhất thường dùng loại bún sợi nhỏ. Bạn cần chuẩn bị khoảng 1,5kg bún là sẽ nấu được khẩu phần cho 4-5 người ăn
  • Nấm: loại nấu dùng để nấu bún thang nên chọn nấm hương, ưu tiên chọn nấm tươi. Để khi nấu nước dùng sẽ ngọt, khi ăn nấm sẽ ngon, ngọt và giòn hơn, cần chuẩn bị khoảng 150 gram nấm
  • Tôm khô: đây là một trong những nguyên liệu không thể thiếu cho món bún thang, bạn cần chuẩn bị khoảng 100 gram tôm khô
  • Trứng: nên chọn từ 2 – 3 quả, nên chọn trứng gà

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu khác như chanh, hành lá, ớt, rau răm, 2 củ hành tây, vài củ gừng, củ cải (khô)… Để tăng thêm hương vị cho món ăn và giúp món ăn thêm tròn vị

Sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu sau khi mua về sẽ tiến hành sơ chế và rửa sạch. Đối với chả lụa, bạn không đem rửa mà cắt thành những sợi thật nhỏ. Xương ống bạn nên đem rửa với một chút muối để có thể khử sạch đi mùi hôi ở trong xương, khi nấu nước dùng sẽ trong và ngọt hơn. Sau khi đã sơ chế xong các nguyên liệu, bước tiếp theo cần làm đó là nấu nước dùng

Cách làm

Cách làm món bún thang này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần bạn có sự tỉ mỉ và kỳ công sẽ nấu ra được những bát bún thang thơm ngon cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức. Đầu tiên, cho gà vào nồi luộc trong khoảng 45 phút để gà được mềm và săn chắc thịt. Sau đó, cho các gia vị đi kèm sao cho vừa ăn. Khi gà chín, vớt gà ra, cho vào tô nước đá lạnh để thịt gà được săn chắc. Sau khi gà nguội hẳn thì thái hoặc xé thịt gà thành nhiều sợi nhỏ.

Cách làm món bún thang

Sau khi cho xương vào nồi để hầm tiếp, bạn nên để lửa nhỏ và hầm xương trong khoảng 3 tiếng để xương ra hết nước ngọt, giúp nồi nước dùng thơm ngon hơn. Sau khoảng 3 tiếng, cho thêm nấm hương vào dể nước dùng có mùi thơm đặc trưng và ngọt hơn. Các nguyên liệu khác sau khi sơ chế xong thì xếp đều lên bún, chan nước dùng lên là bạn có thể thưởng thức. Bún thang nếu muốn ngon thì không thể thiếu mắm tôm. Cho thêm một chút mắm tôm, trộn đều và cùng thưởng thức thôi nào.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Tại sao lại gọi là bún thang” và hướng dẫn cách nấu bún thang đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích, hiểu rõ hơn về nguồn gốc của món ăn này. Chúc bạn nấu thành công những bát bún thang thơm ngon chuẩn vị để mời gia đình cùng thưởng thức. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho Cơm tấm Hướng Dương theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhé!

Cơm tấm Hướng Dương

Chia sẻ: